PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7 Điểm)

Câu 1. Chất nào sau đây không phải chất điện li?
A. NaCl.                             B. C2H5OH.                        C. HNO3.               D. NaOH.

Câu 2. Khi nhiệt kế thuỷ ngân vỡ, rắc chất bột nào sau đây lên thuỷ ngân rơi vãi sẽ chuyển hoá chúng thành hợp chất bền, ít độc hại?
A. Muối ăn.                        B. Sulfur.                            C. Than đá.           D. Đá vôi.

Câu 3. Khí nào sau đây dễ tan trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước?
A. Hydrogen. B. Nitrogen.    C. Oxygen.     D. Ammonia.

Câu 4. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng    
A. xảy ra giữa hai chất khí.
B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

Câu 5. Nhúng giấy quỳ vào dung dịch có pH=12 giấy quỳ chuyển thành màu
A. đỏ.                                                                              B. xanh.
C. chưa xác định được.                                                  D. không đổi màu.

Câu 6. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần.                                    B. băng bó tạm thời vết bỏng.
C. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.                               D. trung hoà acid bằng NaHCO3.

Câu 7. Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C3H10O2.                        B. C6H10O4.                        C. C12H20O8.       D. C3H5O2.

Câu 8. Tiến hành các thí nghiệm cho dung dịch H2SO4 đặc lần lượt tác dụng với: Mg, NaHCO3, BaCl2, CaCO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 1.                                    B. 4.                                    C. 3.                               D. 2.

Câu 9. Hiện tượng phú dưỡng có thể quan sát được thông qua sự xuất hiện dày đặc của tảo xanh trong nước.

122

Khi đó, lượng oxygen trong nước sẽ nhanh chóng giảm đi. Điều này là do:
(a) Sự hoạt động của lượng lớn vi khuẩn đã hấp thụ đáng kể oxygen hòa tan trong nước.
(b) Sự phát triển cuả tảo xanh đã ngăn cản ánh sáng và không khí chứa oxygen khuếch tán vào nước.
(c) Quá trình phân hủy tảo chết bởi vi khuẩn đã tiêu tốn lượng lớn oxygen trong nước. Số nhận định đúng là
A. 1.                                    B. 3.                                    C. 2.                               D. 0.

Câu 10. Chất X có công thức cấu tạo dạng khung phân tử như sau:

123

Công thức phân tử của X là
A. C4H10.                            B. C4H6.                              C. C3H6.                  D. C4H8.

Câu 11. Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
A. CO2.                               B. NO.                                C. N2.                          D. O2.

Câu 12. Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?

124

A. (1).                                 B. (2).                                 C. (3).                         D. (4).

Câu 13. Phần lớn sulfur tồn tại ở dạng hợp chất trong thành phần của các khoáng vật, như quặng pyrite, thạch cao, barite,… Thành phần chính của quặng pyrite là
A. FeS2.                              B. CaSO4.                           C. FeS.                  D. BaSO4.

Câu 14. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất
A. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.                             B. có độ tan khác nhau.
C. có nhiệt độ sôi khác nhau.                                D. có khối lượng riêng khác nhau.

Câu 15. Cho các nhận xét sau:
(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.
(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu.
(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.
Các nhận xét đúng là
A. (a) và (d).                       B. (a) và (b).                     C. (b) và (c).                        D . (a) và (c).

Câu 16. Hai hợp chất là CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3 là loại đồng phân cấu tạo nào?
A. Đồng phân nhóm chức.                                             B. Đồng phân vị trí nối đôi.
C. Đồng phân vị trí nhóm chức.                                    D. Đồng phân mạch carbon.

Câu 17. Cho phổ khối lượng của một hợp chất hữu cơ A như hình vẽ:

125

Hợp chất hữu cơ A có thể là
A. C4H8O2.                         B. C4H6O2.                         C. C7H8.              D. CH2Cl2.

Câu 18. Tìm phát biểu không đúng:
A. Các muối ammonium đều dễ tan trong nước.
B. Có thể dùng muối ammonium để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.
C. Dưới tác dụng của nhiệt, muối ammonium phân hủy thành ammonia và acid.
D. Các muối ammonium khi tan trong nước đều điện li hoàn toàn thành ion.

Câu 19. Tiến hành thí nghiệm sulfur tác dụng với iron (Fe) theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều bột sulfur với bột iron theo tỉ lệ khối lượng khoảng 1: 1,5.
Bước 2: Lấy khoảng 2 gam hỗn hợp vào ống nghiệm khô chịu nhiệt, dùng bông nút miệng ống nghiệm.
Bước 3: Hơ nóng đều nửa dưới ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào phần chứa hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi đun, cần hơ đều nửa dưới ống nghiệm, sau đó đun tập trung để tránh vỡ ống nghiệm.
B. Sản phẩm của phản ứng là FeS.
C. Trong phản ứng trên sulfur đóng vai trò là chất oxi hóa.
D. Trong phản ứng trên sulfur đóng vai trò là chất khử.

Câu 20. Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp kết tinh.                                               B. Phương pháp chưng cất.
C. Sắc kí cột.                                                                  D. Phương pháp chiết.

Câu 21. Theo thuyết cấu tạo hóa học, nguyên tử carbon có hóa trị bao nhiêu trong hợp chất hữu cơ?
A. II.                                   B. IV.                                  C. III.                              D. I.

Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(1) Sử dụng phương pháp kết tinh để làm đường cát, đường phèn từ nước mía.
(2) Để thu được tinh dầu sả người ta dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
(3) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng phương pháp chưng cất thường.
(4) Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai do có sự kết tinh đường.
Số phát biểu đúng là
A. 4.                                    B. 2.                                    C. 1.                               D. 3.

Câu 23. Khí thải từ sản suất công nghiệp, từ các động cơ ô tô và xe máy,… là nguyên nhân gây ra mưa acid. Những chất khí chủ yếu trong khí thải trực tiếp gây ra mưa acid là
A. SO2, CO.               B. SO2, NO2.             C. NO2, CO2.    D. CO2, CO.

Câu 24. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.                         B. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.                                             D. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

Câu 25. Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?
A. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.                  B. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều.                  D. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.

Câu 26. Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO, CaC2.                      B. CO2, CaCO3.                  C. CHCl3, C6H5OH.          D. NaHCO3, NaCN.

Câu 27. Sự điện li là
A. sự phân li các chất thành các nguyên tử cấu tạo nên.
B. sự phân li các chất thành ion khi tan trong nước.
C. sự phân li các chất thành các phân tử nhỏ hơn.
D. sự phân li các chất thành các chất đơn giản.

Câu 28. Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của..(1).. (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide,…). Từ thích hợp điền vào (1) trong định nghĩa trên là
A. hydrogen.                       B. oxygen.                          C. carbon.          D. nitrogen.

PHẦN B. TỰ LUẬN (3 Câu = 3 Điểm)   

Câu 1 (1,5 điểm):  Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất có công thức phân tử sau: C5H12, C2H6O.

Câu 2 (1,0 điểm): Hợp chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố lần lượt là: 60% carbon; 13,3% hydrogen; còn lại là oxygen. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A được cho ở hình sau:

126

Xác định công thức phân tử của A?.

Câu 3 (0,5 điểm): Oleum A (H2SO4.nSO3) có hàm lượng SO3 là 71%. Cần lấy bao nhiêu gam oleum A pha vào 100 mL dung dịch H2SO4 40% (d=1,31 g/mL) để tạo ra oleum có hàm lượng SO3 là 10%?