I. Trắc nghiệm: (7 điểm)

Câu 1: Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.                  B. nitrogen có độ âm điện lớn.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững.    D. phân tử nitrogen không phân cực.

Câu 2: Ethanol có công thức cấu tạo thu gọn là CH3-CH2-OH. Nhóm chức đặc trưng trong phân tử ethanol là
A. ketone.   B. ether.           C. alcohol.      D. aldehyde.

Câu 3: Phương pháp kết tinh là phương pháp tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên
A. nhiệt độ sôi khác nhau không nhiều.
B. độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.
C. độ hoà tan khác nhau trong các môi trường không tan vào nhau.
D. tính phân cực khác nhau của các chất so với pha tĩnh.

Câu 4: pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch. Một dung dịch X có [H+] = 10-3 M thì dung dịch X có pH bằng
A. 11.                               B. 1.                                 C. 3.                                 D. 0,3.

Câu 5: Số oxi hóa của nitrogen trong HNO3
A. -3.                               B. +1.                               C. +5.                              D. +3.

Câu 6: Sự phát thải SO2 vào bầu khí quyển là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng
A. mưa acid.                    B. phú dưỡng.                 C. thủng tầng ozone.          D. mù quang hoá.

Câu 7: Theo thuyết cấu tạo hóa học: Trong hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị
A. I.                                 B. II.                                C. III. D. IV.

Câu 8: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein hóa hồng?
A. NH3.                           B. AlCl3.                          C. CuSO4. D. NaNO3.

Câu 9: Chất nào sau đây là đồng đẳng của C3H6?
A. C5H10.                         B. C2H2.                           C. C3H4. D. C6H14.

Câu 10: Ở điều kiện thường, sulfur là chất rắn, màu
A. đen.                             B. vàng.                           C. trắng. D. xanh.

Câu 11: Methane có công thức phân tử là CH4. Thành phần % về khối lượng của carbon trong methane bằng
A. 25%.                           B. 70%.                           C. 30%.                           D. 75%.

Câu 12: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất
A. đồng dạng.                  B. đồng đẳng.                  C. đồng vị.            D. đồng phân.

Câu 13: Theo thuyết Bronsted – Lowry, chất nào sau đây là acid?
A. HNO3.                         B. Ca(OH)2.                     C. NaOH.                    D. K2CO3.

Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. CO2.                            B. CO.                             C. K2CO3.                        D. CH4.

Câu 15: Ammonium nitrate (NH4NO3) được ứng dụng làm
A. nguyên liệu sản xuất nitrogen.                            B. nhiên liệu cho tên lửa.
C. chất chống nấm mốc cho lương thực.                 D. phân đạm.

Câu 16: Magnesium sulfate được sử dụng sản xuất muối tắm; làm giảm dịu cơ bắp khi sưng tấy cho con người. Công thức của magnesium sulfate là
A. MgSO4.                       B. CaSO4.                        C. MgSO3.                  D. BaSO4.

Câu 17: Nitric acid (HNO3) thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Al2O3.                         B. FeO.                            C. CuO.                         D. Na2O.

Câu 18: Công thức phân tử  không cho biết
A. tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
B. cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
C. hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất.
D. số lượng các nguyên tố trong hợp chất.

Câu 19: Chất nào sau đây là chất điện li?
A. C6H12O6 (glucose).     B. C2H5OH.                     C. NaCl.                        D. C6H6.

Câu 20: Đa số các hợp chất hữu cơ thường có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ cháy.                                                              B. Dễ tan trong nước.
C. Nhiệt độ nóng chảy cao.                         D. Trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.

Câu 21: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:  2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g);  
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là
A. KC = [NO2]2/[N2O4].                .B. KC= [NO2]/[N2O4]2.             
C. KC= [NO2]/[N2O4].    D. KC= [N2O4]/[NO2]2

II. Tự luận: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Hoà tan hết 12,8 gam Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng dư thu được dung dịch X và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện chuẩn. 
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính V?

Câu 2: (1 điểm) Cocaine có tác dụng gây nghiện và gây hoang tưởng mạnh. Các triệu chứng vật lý có thể bao gồm nhịp tim nhanh và đồng tử giãn lớn; liều cao có thể dẫn đến huyết áp cao, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong cocaine lần lượt là 67,327% carbon; 6,93% hydrogen; 4,62% nitrogen; còn lại là oxygen. Phân tử khối của cocaine được xác định bằng phổ khối lượng với peak ion phân tử (M+) có giá trị m/z lớn nhất (hình bên).

121

Lập công thức phân tử của cocaine?

Câu 3: (1 điểm) Để tách actemisin, một chất có trong cây Thanh hao hoa vàng dùng để chế thuốc chống sốt rét, người ta tiến hành như sau: Ngâm lá và thân cây đã băm nhỏ trong hexane, sau đó gạn lấy phần chất lỏng. Đun phần chất lỏng cho hexane bay hết và ngưng tụ để thu lại. Phần còn lại là chất lỏng sệt được cho lên cột sắc kí và cho dung môi thích hợp chạy qua để tách riêng từng cấu tử trong tinh dầu.
a) Hãy cho biết trong mỗi giai đoạn của quá trình trên, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tách và tinh chế nào?
b) Hexane là một dung môi hữu cơ phổ biến, có công thức phân tử là C6H14. Viết các đồng phân cấu tạo còn lại của hexane?