I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Dùng phương pháp nào sau đây để tách và tinh chế chất rắn?
A. Sắc kí cột.           B. Phương pháp kết tinh.
C. Phương pháp chiết.                                    D. Phương pháp chưng cất.

Câu 2. Hiện tượngcác chất có tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen(-CH2-) được gọi là hiện tượng:
A. đồng đẳng.            B. đồng phân.                 C. đồng vị.       D. đồng khối.

Câu 3. Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nào sau đây ?
A. N và P.                 B. P và O.                      C. P và S.             D. N và O.

Câu 4. Tính chất hóa học của NH3 là:
A. tính acid, tính base.                                    B. tính base, tính oxi hóa.
C. tính acid, tính khử.                                     D. tính base, tính khử.

Câu 5. Muốn pha loãng dung dịch acid H2SO4 đặc, cần phải làm thế nào?    
A. Rót từ từ dung dịch acid đặc vào nước.
B. Rót từ từ nước vào dung dịch acid đặc.
C. Rót nhanh dung dịch acid đặc vào nước.
D. Rót nước thật nhanh vào dung dịch acid đặc.

Câu 6. Trong tự nhiên, đơn chất nitrogen có nhiều trong:
A. . không khí.           B. nước biển.                  C. mỏ khoáng.        D. cơ thể người.

Câu 7. Oleum có công thức tổng quát là:
A. H2SO4.nSO3.       B. H2SO4.nSO2.       C. H2SO4.nH2O.      D. H2SO4 đặc.

Câu 8. Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là:
A. NH3.         B. SO2.         C. O3. D. CO2.

Câu 9. Theo thuyết Bronstet, câu nào dưới đây là đúng?
A. Acid tác dụng được với mọi Base.
B. Acid là chất điện li mạnh.
C. Acid là chất hoà tan được mọi kim loại.
D. Acid là chất có khả năng cho proton.

Câu 10. Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. K2CO3                  B. CH3COOH.               C. HCN. D. NH4HCO3.

Câu 11. Phản ứng một chiều là phản ứng      
A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
B. xảy ra giữa hai chất khí.
C. chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải.
D. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên hai chiều.

Câu 12. Hóa học hữu cơ là:
A. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
B. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của hydrocarbon.
C. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
D. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.

Câu 13. Tên gọi của chất có công thức C2H6 là:
A. Propane.   B. Pentane.    C. Ethane.     D. Hexane.

Câu 14. Công thức phân tử cho biết thông tin nào sau đây về phân tử hợp chất hữu cơ?    
A. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
B. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
C. Thành phần nguyên tố và tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
D. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.

Câu 15. Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng?
A. Zn, Al.                 B. Mg, Fe.                      C. Na, Mg.           D. Cu, Ag.

Câu 16. Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là:
A. CnH2n+2 (n ≥ 1).   B. CnH2n-2 (n ≥ 2).    C. CnH2n (n ≥ 2).      D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 17. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X thu được như hình vẽ:

120

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là:
A. 76.                       B. 50.                            C. 80.                         D. 78.

Câu 18. Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?A. CH3CH2CH2CH2OH, C2H5OH.                                B. CH3CH2CH2OH, CH3CH(OH)CH2CH3.
C. CH3CH(OH)CH3, C2H5OH.          D. CH3CH2CH2OH, CH3CH(OH)CH3.

Câu 19. Khí NH3 khô làm:
A. xanh giấy quỳ tím ẩm. B. Xanh giấy quỳ tím khô.
C. Đỏ giấy quỳ tím ẩm D. Hồng giấy quỳ tím.

Câu 20. Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ.
A. Chiết và kết tinh.                                    B. Chưng cất, kết tinh và sắc kí.
C. Chưng chất và kết tinh.                            D. Chiết, chưng cất và kết tinh.

Câu 21. Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là:
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, kém tan hoặc không tan trong nước.
B. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, kém tan hoặc không tan trong nước.
C. Có nhiệt độ nóng chảy thấp và nhiệt độ sôi cao, tan tốt trong nước.  
D. Có nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp, tan tốt trong nước.

Câu 22. Người ta nung nóng Copper với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là:
A. Khí sulfur dioxide.                                     B. Khí carbonic.
C. Khí hydrogen.                                            D. Khí oxygen.

Câu 23. Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau?
A. CH3-CH=CH2 và CH3-CH2-CH2-CH3.
B. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2 và CH3-C≡CH.
D. CH3-CH2-CH2-CH3 và (CH3)2CH-CH3.

Câu 24. Theo Bronstet, ion nào dưới đây là lưỡng tính?
A. PO43−.                   B. HCO3                       C. HSO4.             D. CO32−.

Câu 25. Yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?
A. Nhiệt độ, nồng độ, áp suất.                  B. Nồng độ, chất xúc tác, nhiệt độ.
C. Áp suất, chất xúc tác, nồng độ. D. Chất xúc tác, nồng độ, áp suất

Câu 26. Số oxi hóa của sulfur trong SO2 và SO3 lần lượt là:
A. +4; +4.                 B. +6; +4.                      C. +4; +6.             D. +2; +3.

Câu 27. Tên thay thế của CH3 – CH (CH3) – CH3 là:
A. Butane.                                                     B. 2-methyl butane.
C. 2-methyl propane.                                      D. Propane.

Câu 28. Dãy nào sau đây mà nguyên tố nitrogen vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử ?
A. NH3, NO, HNO2, N2O5.                              B. NH3, N2O5, N2, NO2.
C. NO2, N2, NO, N2O3.                                   D. N2, NO, N2O, N2O5.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau, giải thích?  
(a) CH2 = CH2                                                (b) CH2 = CH – CH3
(c) CH3 – CH2 – CH2 – CH3                            (d) CH3 – CH(CH3) – CH3

Câu 2 (1,0 điểm): Vitamin C hay còn gọi là ascorbic acid có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Các chế phẩm của vitamin C giúp điều trị mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể mau lành vết thương. Kết quả phân tích nguyên tố của vitamin C thu được thành phần phần trăm về khối lượng như sau: %C = 40,91%; %H = 4,545%; %O = 54,545%. Tỉ khối hơi của vitamin C so với khí helium là 44. Xác định công thức phân tử của vitamin C?

Câu 3 (1,0 điểm): 
a) Viết các đồng phân của alkane có công thức C4H10?
b) Alkane X có tỉ khối hơi so với hydrogen là 36. Khi X thế chlorine (ánh sáng) thu được 1 sản phẩm thế monochloro. Xác định công thức cấu tạo của X?